Blog post -

Dữ liệu và giáo dục là những yếu tố cốt lõi khiến đường phố Việt Nam an toàn hơn

Bởi David Wroth

Việt Nam đang trở nên an toàn hơn qua mỗi năm.

Đây là phát hiện từ công bố Chỉ số an toàn UL năm thứ hai, xếp hạng sự an toàn của 187 quốc gia qua thuật toán và khoa học dữ liệu. Mục tiêu của chỉ số là cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam những dữ liệu và thông tin chi tiết để giúp họ xác định khoản đầu tư tiếp theo của họ cho an toàn quốc gia.

Trong số các kết luận mà chúng ta có thể rút ra từ Chỉ số an toàn UL của năm nay, điều rõ ràng nhất chính là Việt Nam nên ưu tiên an toàn đường bộ. Việt Nam xếp hạng 153 trong 187 quốc gia trên toàn cầu về an toàn giao thông và đứng thứ tám trong số 11 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, chỉ đứng trước Malaysia, Lào và Thái Lan. Mỗi ngày, 61 người thiệt mạng trên những con đường của Việt Nam. Ngoài chi phí xã hội còn có một chi phí tài chính khổng lồ từ những tai nạn này. Mỗi năm, những vụ chấn thương và tử vong khi tham gia giao thông khiến Việt Nam bị thiệt hại khoảng 5 tỷ USD.

Gần đây, UL đã chủ trìmột buổi tọa đàm thảo luận về cá vấn đề an toàn ở Việt Nam, tập trung vàoan toàn giao thông và các khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam. Các tham luận viên bao gồm bà Mirjam Sidik, Giám đốc điều hành của Quỹ AIP, một tổ chức phi chính phủ nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng an toàn đường bộ ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, và thầy Huỳnh Văn Tuấn, Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng Giao Thông Vận Tải tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong cuộc thảo luận, các tham luận viên ủng hộ các biện pháp hữu hiệu hơn để bảo vệ con người trên các tuyến đường của Việt Nam và nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục trong việc tạo ra hành vi giao thông an toàn hơn.

Mặc dùtầm quan trọng của vấn đề được công nhận rộng rãi, các tham luận viên thừa nhận rằng không có giải pháp duy nhất nào để làm cho đường phố Việt Nam an toàn hơn. Thay vào đó, phải có sự phối hợp hành động để tăng cường an toàn giao thông, bao gồm nhưng không giới hạncác việc thực hành đảm bảo mọi người, kể cả trẻ em, phải đội mũ bảo hiểm trên xe máy và thắt dây an toàn một cách cẩn thận ở cả ghế trước và sau của xe hơi, thực thi giới hạn tốc độ và luật lái xe say rượu một cách nghiêm ngặt hơn và cải thiện chất lượng phương tiện công cộng. Tất cả điều này sẽ góp phần cải thiện an toàn giao thông.


Cũng có ý kiến đồng ý rằng giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện an toàn giao thông, và nghiên cứu của UL đã cho thấy điều này. Chỉ số an toàn UL thể hiện mối tương quan rõ ràng giữa các cấp độ giáo dục chất lượng cao quốc gia và an toàn chung toàn quốc.

“Từ lâu, việc giáo dục thế hệ trẻứng xử tốt hơn khi đi trên đường là rất quan trọng. Nên có các học phần về an toàn giao thông ở các trường trung học. Thậm chí ngay cả các trường tiểu học cũng nên có các tiết học về an toàn giao thông.” Giáo sư Tuấn cho biết, trẻ em cũng có thể có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thói quen lái xe của cha mẹ.

Ban tọa đàm cũng nhất trí rằng Việt Nam phải đặt ra các mục tiêu an toàn đường bộ mạnh mẽ để mang đến sự cải thiện về tiêu chuẩn như mong đợi.

"Cuối cùng, chúng ta nên tham vọng và hướng đến mục tiêu không xảy ra trường hợp tử vong hay thương tích nặng nào từ tai nạn giao thông", trích lời bà Sidik, bà cũng nói rằng các nhà hoạch định chính sách hiện nay có thể truy cập vào các dữ liệu và nghiên cứu an toàn rộng rãi như UL Safety Index để lên kế hoạch củng cố an toàn giao thông. Bà đề nghị rằng các nguồn tài trợ dành cho các chiến dịch an toàn đường bộ cần được tăng lên, khi mà tỷ lệ tai nạn giao thông ở Việt Nam đang ở mức cao.

Có nhiều cách tiếp cận mà Việt Nam có thể thực hiện để cải thiện các tiêu chuẩn an toàn tổng thểnhưng các nhà hoạch định chính sách cần phải xác định nên ưu tìên cho điều gì. Chúng tôi hy vọng Chỉ số an toàn UL sẽ cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam dữ liệu và thông tin cần thiết để thông báo và tối đa hóa nỗ lực và đầu tư nhằm cải thiện an toàn.

Chúng tôi tin rằng những nỗ lực an toàn đường phố sẽ đi một chặng đường dài hướng tới việc khiến Việt Nam trở thành một quốc gia an toàn hơn, và chúng tôi mong muốn được nhìn thấy sự tiến bộ không ngừng của Việt Nam trong Chỉ số an toàn UL tiếp theo.

David Wroth là một chuyên gia về an toàn và là Giám đốc Khoa học Dữ liệu của UL. UL hướng đến điều kiện sống và làm việc an toàn cho mọi người ở mọi nơi thông qua ứng dụng khoa học để giải quyết các thách thức về an toàn, an ninh và bền vững. Để tìm hiểu thêm về Chỉ số an toàn UL hàng năm, vui lòng truy cập ULSafetyIndex.org.

Related links

Topics

  • Crises, Incident

Categories

  • vietnam
  • ulsafetyindex

Related content